Nhung trai nghiem van hoa cua Lan! So thang 3 nam 2025
更新日:2025年3月17日
Tham gia Hội thảo chung sống đa văn hóa thành phố Matsudo
Gần đây chúng ta hay nghe đến cụm từ “Chung sống đa văn hóa”. Khi số lượng người nước ngoài sống tại Nhật Bản ngày càng tăng, thách thức đặt ra với các địa phương ở Nhật Bản là công tác thúc đẩy chung sống đa văn hóa, để những người khác nhau về quốc tịch, dân tộc chấp nhận sự khác biệt về văn hóa và cùng chung sống. Thành phố Matsudo cũng không phải ngoại lệ.
Ngày 11 tháng 2 năm 2025, thành phố Matsudo đã tổ chức “Hội thảo về chung sống đa văn hóa tại Matsudo năm 2024-2025”. Mình có vinh dự tham gia buổi hội thảo với tư cách là diễn giả trong phần tọa đàm.
Nội dung buổi hội thảo rất phong phú, mở đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về tình hình “Chung sống đa văn hóa tại thành phố Matsudo” của Ban xúc tiến quốc tế thành phố (đơn vị tổ chức hội thảo). Tiếp đến là bài giảng về “Tiếng Nhật đơn giản” của tổ chức “Team Yasashii Nihongo”. Sau đó là phần tọa đàm với các diễn giả là cư dân người nước ngoài đang sống tại Matsudo, cuối cùng là thảo luận nhóm giữa những người tham dự hội thảo.
Với bài giảng “Tiếng Nhật đơn giản”, người tham dự có cơ hội tìm hiểu về nguồn gốc, cách ứng dụng và một số mẹo nhỏ khi sử dụng “tiếng Nhật đơn giản” với người nước ngoài. Phần tọa đàm và thảo luận nhóm diễn ra sau đó cũng rất sôi nổi, diễn giả chia sẻ những câu chuyện thú vị, người tham dự nhiệt tình chia sẻ ý kiến.
Mình tham gia phần tọa đàm với các công dân người Mỹ, người Việt nam, Indonesia và Trung Quốc. Chúng mình chia sẻ về việc học tiếng Nhật, trải nghiệm khi sống ở Nhật Bản và cách tiếp nhận sự khác biệt về văn hóa.
Người tham dự hội thảo đến từ nhiều lứa tuổi, từ học sinh cấp 3 cho tới những người đã về hưu. Mình rất ấn tượng khi nhìn các bạn trẻ - thế hệ nắm giữ tương lai của Nhật Bản - cùng những người lớn tuổi suy nghĩ về các vấn đề xã hội.
Số lượng người nước ngoài sống tại Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Để xây dựng xã hội chung sống đa văn hóa thì không chỉ cần nỗ lực từ phía tiếp nhận người nước ngoài là xã hội Nhật Bản mà còn cần cả sự tôn trọng văn hóa và tuân thủ pháp luật Nhật Bản từ phía cư dân nước ngoài, nhằm thúc đẩy hiểu biết nhau hơn nữa.
松戸市多文化共生講演会に参加して
近年、「多文化共生」という言葉をよく耳にするようになりました。日本への移住者は年々増加しており、国籍や民族の異なる人々が互いの文化的な違いを認め合いながら共に生きていくこと(多文化共生)の推進は、各自治体にとって重要な課題となっています。松戸市も例外ではありません。
2025年2月11日に「令和6年度松戸市多文化共生講演会」が開催され、私もパネルディカッションのパネリストとして参加する機会を得ました。
講演会は充実したプログラムで構成され、まず、主催者である松戸市国際推進課による「松戸市の多文化共生」の説明と、一般社団法人チームやさしい日本語による「やさしい日本語」の講演がありました。その後、市内に住む外国人によるパネルディスカッション、さらに参加者同士のグループディスカッションが行われました。
「やさしい日本語」の講演では、その誕生の背景や応用、活用のコツについて学ぶ貴重な機会となりました。 続くパネルディスカッションやグループディスカッションも非常に活発に行われ、さまざまな視点から興味深いエピソードや多くの意見が交わされました。
パネルディスカッションには、アメリカ、ベトナム、インドネシア、中国出身の市民がパネリストとして登壇し、日本語の難しさや、日本での生活体験、日本文化との違いをどのように受け入れてきたかについて、それぞれの視点から語りました。
参加者の年齢層も幅広く、高校生から高齢者まで、多世代が集う場となりました。特に、これからの日本を担う若者が高齢者と共に社会課題について真剣に考える姿が、とても印象的でした。
今後も、日本在住の外国人は増加すると予測されています。多文化共生を実現するためには、日本社会が外国人を受け入れる努力をするだけでなく、外国人側も日本の文化やルールを尊重し、互いに理解を深めることが大切だと思います。
