Nhung trai nghiem van hoa cua Lan! So thang 8 nam 2024
更新日:2024年8月15日
Trải nghiệm làm đèn lồng
Ngày 21 tháng 7 vừa qua, mình đã tham gia lớp học “Trải nghiệm làm đèn lồng dành cho người nước ngoài” do Hiệp hội giao lưu quốc tế Matsudo (MIEA) tổ chức. Lớp học diễn ra tại cửa hàng đèn lồng Yashima, một cửa hàng lâu đời nằm cách ga Matsudo khoảng 5 phút đi bộ.
Vừa đặt chân vào cửa hàng là có thể thấy rất nhiều đèn lồng, búp bê Daruma, mèo thần tài Maneki Neko đang chờ khách ghé thăm. Chủ cửa hàng, ông Yashima giới thiệu sơ qua về cửa hàng với người tham gia. Mình đã vô cùng ngạc nhiên khi biết cửa hàng này có lịch sử hơn 300 năm. Ông Yashima cũng kể về sự thay đổi của các sản phẩm qua từng thời kỳ, đồng thời cho chúng mình xem nhiều bức ảnh, bản đồ từ ngày xưa. Qua đó, mình biết thêm nhiều thông tin thú vị về đèn lồng cũng như lịch sử của Matsudo.
Sau khi nghe ông Yashima giới thiệu các bước để làm ra một chiếc đèn lồng, người tham gia bắt đầu tập viết chữ Hán lên đèn lồng. Dự định ban đầu là viết chữ Hán tượng trưng cho tên của người tham gia, tuy nhiên việc này có vẻ khó với người nước ngoài nên sau đó chuyển sang viết chữ Hán tên thành phố mà mình đang sống. Trước khi viết bằng bút lông lên đèn thật, mình có viết nháp bằng bút chì, nhưng do chưa bao giờ viết thư pháp nên việc viết các chữ sao cho cân bằng khá là khó đối với mình. Với sự giúp đỡ của ông Yashima, cuối cùng mình cũng hoàn thành được chữ Hán “Matsudo”.
Tuy buổi học lần này không đủ thời gian để chúng mình có thể tự làm một chiếc đèn lồng từ đầu nhưng là một trải nghiệm đáng quý để có thể hiểu sâu hơn về nghề thủ công của Nhật cũng như lịch sử địa phương.
提灯作り体験
7月21日に、松戸市国際交流協会が主催する「外国人対象の提灯作り体験」の講座に参加しました。講座は、松戸駅から徒歩5分ほどの場所にある老舗の「ちょうちんの八嶋商店」で行われました。
お店に足を踏み入れると、提灯やだるま、招き猫など数多くの工芸品が並び、お客さんを迎えていました。店主の八嶋さんがまず参加者に店の紹介をしてくださったのですが、八嶋商店は300年以上の歴史を持つことを知り、驚きました。八嶋さんは、店が扱う商品について、時代とともにどのように変わってきたか説明し、昔の写真や地図などを見せながら、松戸市と提灯の歴史に関する興味深い情報を教えてくださいました。
八嶋さんから提灯の作り方について説明を受けたあと、参加者は提灯に漢字を書き始めました。最初は自分の名前に合った漢字を書く予定でしたが、外国人参加者には難しいかもしれないということで、自分が住んでいる街の名前の漢字を書くことになりました。筆で書く前に鉛筆で下書きをしましたが、習字の経験がない私は、バランスよく漢字を書くのに苦労しました。八嶋さんの手助けのおかげでようやく「松戸」の漢字が完成しました。
今回は時間があまりなかったため、提灯を最初から作ることはできませんでしたが、日本の伝統工芸や地域の歴史に深く触れる貴重な体験でした。