Nhung trai nghiem van hoa cua Lan! So thang 2 nam 2023
更新日:2023年2月15日
Nhật Bản và sự lưu tâm dành cho người khuyết tật
Khi lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản, mình đã rất ngạc nhiên khi thấy trên đường phố và trong nhà ga, đâu đâu cũng có những hàng gạch “tenji” màu vàng dành cho người khiếm thị. Ở Việt Nam, mình rất ít khi trông thấy những hàng gạch như vậy.
Mình được người bạn Nhật kể cho rằng, gạch “tenji” là do một người Nhật xuất thân ở tỉnh Okayama phát minh vào năm 1965, sau đó mới dần phổ biến sang các nước khác. Cũng nhờ người bạn này mình mới biết gạch “tenji” có 2 loại: loại sọc để chỉ dẫn phương hướng và loại chấm tròn để chỉ khu vực nguy hiểm.
Ngoài ra, do người Nhật thường di chuyển bằng tàu điện nên ở các nhà ga, ngoài thang máy còn có một thiết bị đặc biệt (thang ghế) giúp người ngồi xe lăn có thể di chuyển lên cầu thang mà không cần rời khỏi xe lăn. Khi cần thiết, nhân viên nhà ga sẽ lấy thiết bị này ra để giúp người ngồi xe lăn di chuyển lên xuống cầu thang. Vì chưa từng nhìn thấy thiết bị này ở Việt Nam nên mình càng khâm phục Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu về “không rào cản” (barrier free).
Kể từ khi làm việc tại Matsudo, một trong những điều khiến mình cảm động là hình ảnh những người khuyết tật làm việc tại Tòa thị chính. Những buổi bán sản phẩm thủ công do người khuyết tật làm cũng thường xuyên được tổ chức tại Tòa thị chính. Như vậy, “không rào cản” không chỉ mang nghĩa là những rào cản vật lý mà cả những rào cản về chế độ hành chính và trong suy nghĩ của mỗi chúng ta.
Cac san pham thu cong do nguoi khuyet tat lam
Thang ghe
日本における障害者への配慮
初めて日本に来たとき、駅や街中の至る場所に連なっている黄色の点字ブロックにとてもびっくりしました。なぜなら、ベトナムでは点字ブロックがそれほど普及されていないからです。
日本人の友達に聞いてみたら、点字ブロックは1965年に岡山県出身のある日本人によって発明されたもので、その後徐々に各国に普及されていったそうです。また、点字ブロックには進行方向を示す線状ブロックと危険個所を示す点状ブロックという2種類があることも教えてもらいました。
日本人はよく電車を使うので、駅ではエレベーターの他に、車いすに乗っている人をそのまま階段で昇降させるという素晴らしい機器(昇降機)も置いてあります。必要に応じて、駅員さんが昇降機を出して、車いす利用者が階段を昇り降りするのをお手伝いします。それを見て、日本はバリアフリー先進国だなあと、改めて実感しました。
松戸市役所に着任して、感心させられたことの一つは庁内で障害のある人が普通に働いたり、障害者就労施設などによる自主生産品の販売会が定期的に行われたりするという取り組みです。やはり、物理的なバリアフリーだけではなく、制度的なバリアフリー、心のバリアフリーも大事ですね。
松戸市内障害者就労施設などによる自主生産品
車いす用階段昇降機